Ngày nay ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã hỗ trợ đáng kể cho việc hạ giá thành sản xuất, nâng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng cho người tiêu dùng. LANUI là đơn vị sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên không nằm ngoài xu hướng trên, với những đóng góp của chuyên gia đầu ngày như Tiến sỹ Lê Chiến Phương đã giúp LANUI mở ra những cơ hội phát triển sản phẩm mới, con đường đi mới mang lại nhiều giá trị hơn cho người sử dụng
TS. Lê Chiến Phương
Biến đổi sinh học (Bioconversion) bằng vi sinh vật các nguyên liệu thực vật giàu Protein và Carbohydrate để sản xuất thực phẩm chức năng
Biến đổi sinh học đậu nành: Bằng hoạt động sống của các lợi khuẩn (Probiotic) thuộc nhóm Bacillus Subtilis phân giải các thành phần dinh dưỡng chính của đậu nành là Protein và Carbohydrate thành các phân tử có kích thước nhỏ hơn (các Oligopeptid và các Oligosacckaride) dễ tiêu hóa hơn đồng thời có một số chức năng mới có lợi cho sức khỏe (như các Oligosacckaride Extract của đậu nành – Soybean Oligosacckaride
Bằng hoạt động sống của hệ tơ nấm hay sợi nấm (Mycellium) của các giống nấm khác nhau (Mushrooms, Moulds, Cordiceps) để biến đổi sinh học lâu hơn thành phần chính của đậu nành đồng thời tạo dạng cho các sản phẩm được tạo thành.
Kết hợp một số nguyên liệu sinh học (Probiotic) hay dược thảo tự nhiên để sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm có chứa thảo dược.
Các sản phẩm thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp sinh học an toàn, không sử dụng hóa chất và được dùng tươi, tránh các phương pháp xử lý bằng nhiệt độ cao.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản phẩm LANUI như thế nào?
Dùng hoạt động sống của các chế phẩm hệ sợi lớn (Mycellium of Mushroom) biến đổi sinh học các nguyên liệu thực vật, dược thảo và các phụ phế liệu của công nghiệp thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch để sản xuất thực phẩm chức năng
Dùng sinh khối của hệ sợi nấm linh chi (Mycellium of the Ganoderma lucidum) phân giải xơ của các loại dược thảo (cây Bìm Bịp – Clinacanthus nutant, Burm.f., Lindau), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb. Makino)), Trà – Chè (Camellia Sinensis O.ktze) tạo các loại nguyên liệu thảo dược chứa cellalose thủy phân, có thể dùng tươi với đầy đủ dược chất, không cần trích ly hay chiết xuất bằng cơ học, nhiệt học hay hóa học và hầu như không phế thải.
Bảo quản ở dạng tươi các nguyên liệu thực vật để biến đổi sinh học bằng phương pháp sinh học, không dùng hóa chất.
Biến đổi hóa sinh (Biochemical conversion) xương cá sấu
Hữu cơ hóa một số khoáng (Calcium, Magnesim, Potassium) bằng acid hữu cơ (Acid Lactic) tạo các muối hữu cơ (Calcilactate, Magnesium lactate, Potassium lactate) có tác dụng dược lý.
Tách Collagen từ xương cá sấu thành dạng có độ thuần khiết tương đối cao, có thể dùng trong sản xuất thực phẩm.
Biến đổi hóa học một số phức chất còn lại của xương cá sấu thành dạng hòa tan có thể dùng sản xuất các chế phẩm bổ xương.
Các sản phẩm liên quan
Viết bình luận