Lá chắn cuối cùng phòng chống virus Corona

Ngày đăng:09/03/2020
Bình luận: Array

Trong phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, một lá chắn cuối cùng đặc biệt quan trọng nhưng thường bị coi nhẹ hoặc thực hiện không nghiêm túc

 

Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, Covid-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.

 

Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

 

Như vậy tăng sức đề kháng là giải pháp cuối cùng giúp phòng/hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona

 

Sức đề kháng là sức chống đỡ của cơ thể, giúp chúng ta thoát khỏi các yếu tố gây bệnh từ bên trong và ngoài cơ thể. Nó được xem là “lá chắn sức khỏe” của mỗi người được tạo hóa ban tặng, nếu “lá chắn  sức khỏe” yếu, chúng ta dễ bị các loại vi khuẩn, nấm, đặc biệt các loại siêu vi khuẩn là nguyên nhân của các đại dịch gây tử vong hàng ngàn người trên thế giới.

 

- Khi sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh sẽ ít mắc bệnh, trường hợp không may mắc bệnh cũng sẽ diễn biến nhẹ và phục hồi nhanh hơn.


- Sức đề kháng của cơ thể gồm: da, tế bào niêm mạc của hệ hô hấp và tiêu hóa, tế bào miễn dịch, kháng thể, các loại men…

 

Xây dựng "Lá chắn" vững chắc

 

- Loại bỏ các thói quen xấu: hút thuốc, thiếu vận động, ăn uống thiếu khoa học, stress, mất ngủ....


- Ngủ nghỉ và làm việc hợp lý,


- Tập thể dục thường xuyên (kết hợp thở sâu): Yoga, Thái cực quyền, Dưỡng sinh, bơi lội…


- Ăn đủ chất đạm (ưu tiên đạm từ thực vật, cá), tinh bột, đường thô, dầu,

- Tăng cường rau xanh, các loại củ - khoai, trái cây đa sắc màu (sơ ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, rau có màu xanh đậm) nhằm cung cấp đủ các vitamin A, vitamin E, vitamin D (giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp) và vitamin C, kẽm, selen và sắt, tăng cường men vi sinh (probiotic), chất xơ. Trong đó, vitamin C là vitamin có khả năng giúp tăng cường đề kháng tốt, vì hỗ trợ sản xuất interferon [chất do cơ thể tạo ra để chống lại yếu tố gây bệnh] là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, hình thành các kháng thể bảo vệ cơ thể.



- Các loại hạt: hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó... có nhiều kẽm, polyphenol. Đây là những thành phần có những chất chống oxide hóa và cải thiện đường tiêu hóa tốt hơn (vì 70% chức năng hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa).
- Ưu tiên các loại vừa là rau vừa là thuốc: Trà xanh, Tỏi, Hành, Gừng, Nghệ, rau thơm có tinh dầu…vì có những chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch.

 

- Sử dụng các dược liệu đã được nghiên cứu có tác dụng điều hòa Hệ miễn dịch (cải thiện sức đề kháng) như: Nấm linh chi, Nhân sâm, Đinh lăng, Hoàng kỳ, Câu kỷ tử…
- Lưu ý người cao tuổi có bệnh nền kéo dài (tim mạch, đái tháo đường, viêm phế quản, COPD…) sẽ dễ bị thiếu hụt các thứ sau: thiếu nước (giảm cảm giác khát), thiếu ánh sáng (thiếu vitamin D), thiếu dinh dưỡng, thiếu vận động, thiếu thông tin, thiếu nụ cười…nên rất dễ nhiễm các bệnh nặng.

Lời kết: 

Mùa dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, mỗi người cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng. Một giây phút mất cảnh giác sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí khó bảo tồn tính mạng, nếu “Bùa Hộ Mệnh” hết linh nghiệm.

Viết bình luận